In Hiflex giá rẻ tphcm

CÔNG NGHỆ NANO Những cơ hội mới cho ngành công nghiệp mực

Công nghệ nano đã trở thành chìa khoá cho tương lai ngành in nói chung và mực in nói riêng, không chỉ ở châu Âu mà tất cả mọi nơi trên thế giới. Nếu ngành in vươn ra khỏi được bức tường thành cố hữu của nó, đặc biệt trong lĩnh vực như điện tử, ngành in sẽ gặt hái nhiều thành công hơn trong việc sử dụng các hạt và vật liệu cỡ nano trong mực in.

“Công nghệ nano không còn mới mẻ nữa” – Barry Park, giám đốc sản xuất tại Mạng trao đổi công nghệ Nano (Nanotechnology Knowledge Transfer Network) – được tài trợ bởi chính phủ Anh, phát biểu tại một hội nghị gần đây ở Luân Đôn. “Công nghệ này cũng cung cấp những nền tảng cơ bản cho nhiều sản phẩm mới đầy thú vị, các nhà quan sát công nghiệp dự báo doanh thu sản phẩm dựa trên công nghệ nano sẽ là hàng tỉ tỉ đô la vào năm 2015” – ông cho biết thêm. Ngành in được đặt ở vị trí tốt để có thể hưởng lợi từ sự tăng trưởng ồ ạt trong doanh thu của ngành công nghệ nano, bởi lẽ phạm vi của ngành in là ứng dụng công nghệ vào các nguyên vật liệu có kích cỡ nano với một lượng lớn và giá thành thấp như mực in và tráng phủ trên các bề mặt nền khác nhau.

Hiện tại, hầu hết các loại vật liệu sử dụng để làm nguyên vật liệu kích cỡ nano như: cacbon, bạc, sắt, titan oxit, nhôm oxit, xeri oxit, kẽm oxit, silica, silicon oxit, đenđrime, và bao gồm cả nano clay trong công thức mực in và tráng phủ, mặc dù không nhất thiết phải có hiệu quả tức thời. Tuy nhiên, công nghệ nano trong ngành in cũng như trong các lĩnh vực khác, đang vấp phải những thử thách vô cùng khó khăn. Lớn nhất phải kể đến là các mối quan ngại về sức khoẻ và an toàn, đặc biệt là ở châu Âu nơi các nhà làm luật và các nhà lãnh đạo đã có những động thái không tốt về vật liệu nano. “Hiện nay các thông tin an toàn về vật liệu nano là chưa thật đầy đủ” – Steve Hankin, tư vấn viên cấp cao của Viện sức khoẻ nghề nghiệp của Edinburgh, phát biểu tại hội nghị Luân Đôn – tài trợ bởi chính phủ Anh và Hiệp hội công nghiệp hoá chất. “ Có nhiều kẽ hở kiến thức quan trọng về khoa học chất độc, các tính chất hoá lý và các dữ liệu được đưa ra” – ông nói. Điều này tạo ra những đánh giá mạo hiểm và khó khăn trong việc quản lý vật liệu nano.

Kết quả là, nhiều công ty ở châu Âu quả quyết rằng các nhà cung cấp đã thông tin cho họ về sự hiện diện của các thành phần nano trong sản phẩm của họ, đặc biệt là trong bao bì. Thêm nữa, về vấn đề an toàn, một rào cản lớn khác đó là việc tăng giá các nghiên cứu và phát triển về vật liệu nano và các ứng dụng của chúng. Việc này giờ đây đòi hỏi một đội ngũ nghiên cứu có bằng cấp cao và các thiết bị đắt tiền. Để theo kịp bước phát triển đó, các công ty nhỏ cụ thể là các công ty đang cần vốn đầu tư đang rất lo lắng về vấn đề này.

“Kỹ thuật đang đi từ chỗ yêu cầu các giải pháp và vật liệu đơn giản đến chỗ đòi hỏi các công nghệ phức hợp” Paul Reip – nhà sáng lập và là giám đốc Intrinsiq, công ty SME của Anh chuyên phát triển mực in nano cho in mạch điện tử.

Một sự kết hợp giữa việc cần thiết tuân thủ nghiêm ngặt về sức khoẻ và an toàn trong sản xuất hạt và vật liệu nano với giá cả nghiên cứu phát triển tăng cao đang làm cho công nghệ nano nằm ngoài khả năng của các công ty sản xuất mực in. Ngay cả nhiều công ty lớn trong thị trường mực in cũng không đủ phí chi cho việc đầu tư thành lập một đội ngũ chuyên gia về lĩnh vực này ngay tại công ty. Do đó thay vì hợp tác với các chuyên gia về công nghệ nano, một trong số họ hưởng lợi từ các trường đại học và các viện nghiên cứu ở châu Âu, đã mở rộng sang lĩnh vực in bằng cách tự sản xuất mực của họ hoặc cung cấp các chất phân tán hạt nano – những chất chiếm phần lớn trong thành phần của mực.

Trong nhiều thập kỷ, các nhà sản xuất mực đã và đang sử dụng quy trình nghiền mực để sản xuất các hạt pigment cỡ nano để cải tiến khả năng gia công của chúng và chất lượng màu trong công thức mực. Công nghệ nano được ứng dụng vào tráng phủ truyền thống để đạt được các tính chất như chống xước đang được giới thiệu cho các loại tráng phủ trong in như các vecni. Mực với các hạt và cấu trúc nano có thể được sử dụng trong hầu hết các quy trình in, đặc biệt là sự xuất hiện của printed electronics ( in mạch điện tử) ứng dụng bởi nhiều thiết bị in.

Vật liệu nano đang được in trên nhiều bề mặt để làm nhãn và thẻ treo (tags) RFID, màn hình phát sáng sử dụng diode phát sáng hữu cơ ( OLEDs), bản pin dẻo, sensor và pin năng lượng mặt trời. Một trong những ứng dụng lớn nhất của công nghệ nano trong in là mực in phun, bởi vì yêu cầu có các hạt cực nhỏ trong công thức của chúng, đặc biệt là thuốc nhuộm và pigment. “In phun phát triển đi đôi với công nghệ nano” Kay Yeong, nhà khoa học tại Xenia, người phát triển thiết bị và hệ thống mực in phun, phát biểu trong một cuộc họp ở Anh về vật liệu nano tổ chức bởi NanoCentral – một cơ quan phát triển công nghệ của chính phủ Anh. “Mặt tích cực của việc phát triển vật liệu nano là để bổ sung hoàn chỉnh cho sự chín muồi của công nghệ in phun”.

Những ví dụ về vật liệu nano và micro được in phun hiện nay đã mở rộng ra tới crôm quang và crôm điện với những hiệu ứng khả kiến (nhìn thấy được) như các tín hiệu, chất kháng khuẩn, chất chậm cháy, kim loại và graphite dẫn điện, vật liệu từ, enzyme và các vật liệu sinh học khác kể cả tinh thể lỏng.

Vật liệu nano truyền thống và mực in phun ngày càng được sử dụng trong in bảo mật, nhãn bảo vệ, và với mục đích chống hàng giả – đây là một trong những thị trường chính của công nghệ nano trong in ấn.

Derek Illsley, nhà khoa học đầu ngành của Sun Chemical ở Anh, cung cấp chi tiết tại hội nghị NanoCentral về các nanocomposite bị bong tróc của silicate trong dung dịch polymer có thể được in như lớp phủ bảo vệ cho các sản phẩm như thực phẩm. Công ty phát biểu rằng nó có mức độ thấm khí oxy thấp hơn so với bao bì sử dụng vật liệu cản khí thông thường.

“Lớp coating composite cản oxy có thể phủ lên bao bì bảo vệ với tính chất cản khí tuyệt vời”, ông Illsley nói. “Các lớp phủ có thể sử dụng bởi các phương pháp in truyền thống”.

Các nhà cung cấp và phát triển các công nghệ nano có khả năng in châu Âu đang tăng cường giám sát các động thái từ phía các nhà lãnh đạo các cấp độ trong nước và châu lục. Một vấn đề đối với các nhà làm luật là thiếu một định nghĩa rõ ràng về sự khác nhau giữa vật liệu nano sản xuất nhân tạo với các hạt nano từ thiên nhiên xung quanh.

Các thao tác chuẩn bị máy in

Công việc chuẩn bị máy in bao gồm các thao tác nhằm chuyển đổi qua việc in bài kế tiếp khi công việc in trước đó chuẩn bị kết thúc hay đã kết thúc. Việc chuẩn bị máy in chỉ hoàn tất và kết thúc khi các tờ in mới trên bàn ra giấy có chất lượng đạt yêu cầu.
Trách nhiệm của từng thành viên trong một nhóm thợ in phải khác nhau trong suốt quá trình chuẩn bị máy tuỳ theo công việc in cụ thể. Để việc chuẩn bị máy đạt hiệu quả cao thì các vật liệu in cho công việc in kế tiếp phải được chuẩn bị sẵn sàng đâu vào đó khi công việc in trước đó vừa kết thúc.

Việc chuẩn bị chu đáo cho quá trình chuẩn bị máy nghĩa là phải có các vật liệu cần thiết tại các đơn vị in tại thời điểm cần thiết. Các bản in nên chuẩn bị sẵn sàng và kiểm tra trước, các tấm cao su phải được bố trí sắp đặt để khi cần có thể lấy ra và lắp trên ống cao su, chuẩn bị sẵn các tờ bọc lót đã được đo và cắt xén phù hợp để bọc các ống cao su. Giấy in, mực in và dung dịch làm ẩm cũng nên được kiểm tra lại và chuẩn bị sẵn sàng. Nếu có nhu cầu cần thay đổi một màu in nào đó thì các chất tẩy rửa nên được chuẩn bị sẵn tại máy in.

Để việc chuẩn bị máy in có hiệu quả là người thợ in phải nắm rõ công việc của mình và có sự phối hợp với nhau trong suốt quá trình in theo trách nhiệm đã được phân công. Trách nhiệm này thuộc về người trưởng máy, người phải biết cách tổ chức và giám sát đội ngũ của mình. Mỗi người thợ khi được tổ chức phân công tốt sẽ biết họ phải làm gì và làm điều đó vào lúc nào. Ví dụ, hai người thợ in có thể làm nhiệm vụ thay bản và tấm cao su, nhưng công việc chỉ hiệu quả khi một người thợ làm chính và một người phụ trên từng đơn vị in.

Trong suốt quá trình chuẩn bị máy cần phải tốn một số tờ in để chạy thử, do đó không thể giảm các tờ in thử xuống tới mức thấp nhất để hoàn tất gấp rút việc chuẩn bị máy in. Và trong suốt quá trình chuẩn bị máy in, máy in được chạy ở vận tốc được thiết lập từ trước, ví dụ như khoảng 6000 tờ/giờ. Khi bắt đầu in sản lượng thì vận tốc in sẽ được tăng lên tới vận tốc khoảng 2/3 tốc độ tối đa và tăng dần khi cần thiết, để đảm bảo cho máy có độ bền cao người ta chỉ chạy khoảng ¾ tốc độ tối đa.

1. CÁC CÁCH CHUẨN BỊ MÁY IN
Quá trình chuẩn bị máy có thể được chia làm ba cách: chuẩn bị máy ở mức đơn giản, chuẩn bị máy cục bộ và chuẩn bị máy lại toàn bộ.

Việc chuẩn bị máy đơn giản thường được thực hiện trên các máy in một màu dùng để in sách và các mẫu biểu. Công việc chỉ bao gồm việc thay bản, mực in còn lại trên máng; canh chỉnh lô máng mực và hệ thống làm ẩm; thay đổi khổ giấy …

Việc chuẩn bị máy in cục bộ xảy ra trên các máy in một màu và hai màu dùng để in 4 màu. Sau khi in xong hai màu đầu tiên máy in được dừng lại và rửa sạch các hệ thống cấp mực; lắp các bản in mới lên; các tấm cao su và các tờ bọc ống có thể được giữ nguyên. Các tờ in ở bàn ra giấy được lấy ra và đưa vào bàn nạp giấy, các thông số về tay kê ở bàn nạp giấy hoặc ra giấy không cần phải thiết lập lại.

Sau khi rửa xong hệ thống cấp mực thì cho mực in mới lên máng mực và canh lại cho màu in mới.

Cách thường được áp dụng nhiều nhất là chuẩn bị máy in một cách toàn bộ từ đầu đến cuối, bao gồm tất cả các bước cần thiết để bắt đầu cho một công việc in mới hoàn toàn. Tiến hành rửa máy toàn bộ đối với máy in một màu và hai màu; nếu in trên máy in 4 màu cũng sử dụng lại chính 4 màu in trước và không cần phải rửa hệ thống cấp mực tại các đơn vị in. Việc rửa máy hay rửa hệ thống cấp mực thường dựa vào công việc in trước đó. Bản in và các tờ bọc ống được thay đổi và tiến hành lau sạch bề mặt tấm cao su. Các thông số thiết lập cho bàn nạp giấy, các tay kê và bàn ra giấy thường được thay đổi.

2. CÁC THAO TÁC TRONG CHUẨN BỊ MÁY
Các bước tiến hành trong quá trình chuẩn bị máy in thường phụ thuộc lớn vào các thông số thiết lập sẵn của những người vận hành máy in. Tuy nhiên, nên tuân thủ một qui trình chuẩn bị đã được thiết lập sẵn. Việc chuẩn bị máy in tốt sẽ giúp giảm thời gian dừng máy giữa chừng và tăng năng suất in. Bên cạnh đó cần phải áp dụng chế độ bảo trì thích hợp, kiểm tra chính xác các công đoạn trước in, kết hợp với việc giảm thời gian dừng do nhưng nguyên nhân khách quan khác như lỗi vật liệu hoặc lỗi do kế hoạch sản xuất.

Có nhiều phương pháp làm giảm thời gian dừng máy in nhưng cách tốt nhất vẫn là phối hợp hiệu quả giữa các người thợ in trong cùng một ca. Cần phải xem việc chuẩn bị in giống như điểm dừng tiếp nhiên liệu của cuộc đua xe thể thao Công thức 1.

Việc chuẩn bị máy bao gồm các bước sau:

Đọc kỹ lệnh sản xuất.
Kiểm tra bài mẫu, bản in, giấy in và mực in có tương thích với yêu cầu không?
Canh chỉnh cơ học việc vận chuyển giấy.
Bọc ống và lắp các bản in
Kiểm tra các tấm cao su mới nếu cần.
Chuẩn bị các hệ thống làm ẩm.
Chuẩn bị cho hệ thống cấp mực.
Kiểm tra lại một lần nữa.
In các tờ in thử
Kiểm tra các tờ in thử
Kiểm tra lại việc định vị, chồng màu các hình ảnh in, chất lượng tờ in và màu sắc.
Duy trì màu sắc ổn định.
Từ bước 9 đến bước 11 cần được lặp đi lặp lại cho đến khi in được một tờ in có chất lượng mà khách hàng chấp nhận. Tờ in đó thường được gọi là tờ in chuẩn.

Trước khi bắt đầu chuẩn bị cho lần chạy máy kế tiếp, giấy in của công việc in trước được lấy ra khỏi bàn ra giấy, các bản in được lấy ra và được cất giữ để có thể dùng đến sau này. Các tấm cao su bị hỏng thì cũng cần phải được thay mới. Nếu có thay màu in thì phải rửa lại hệ thống cấp mực và cũng có thể rửa luôn cả hệ thống làm ẩm.

2.1 Rửa hệ thống cấp mực.

Bước đầu tiến trong việc rửa hệ thống cấp mực là lấy hết mực in không còn in ra khỏi máng mực. Người thợ in sẽ dùng một con dao mực cẩn thận lấy mực in ra khỏi máy. Nếu mực in đã để trên máng vài tiếng đồng hồ thì nên bỏ luôn. Lưu ý: sử dụng một con dao mực bằng nhựa plastic thay vì bằng kim loại khi lấy mực in ra khỏi máy trong hệ thống cấp mực tự động.Dùng bộ phận tự động rửa hệ thống cấp mực là cách nhanh nhất để lấy mực in ra khỏi lô. Khi rửa hệ thống mực, cần sử dụng các dung môi thích hợp. Thông thường, việc rửa hệ thống cấp mực còn sử dụng hai loại dung môi. Dung môi thứ nhất là dung môi hoà tan được với nước để loại bỏ các chất dơ, keo và các chất thay thế cồn, dung môi thứ hai dùng để rửa sạch dung môi thứ nhất, để không còn dung môi còn lại nào bám trên các lô mực. Nên chú ý đặc biệt đến hai đầu lô vì đây là nơi mực in sẽ tích tụ và đóng thành lớp trong suốt quá trình chạy máy. Chú ý: không được lau chùi hai đầu lô hay bất kỳ chỗ nào của hệ thống cấp mực bằng tay trong khi đang chạy máy. Nếu rửa thật sạch hệ thống cấp mực thì có thể dùng máng mực lúc trước in màu đen để in màu vàng mà không xảy ra vấn đề gì trong việc nhiễm mực in trước đó. Nhà sản xuất lô mực sẽ khuyến cáo sử dụng các dung dịch rửa lô thứ hai nào là phù hợp với sản phẩm của họ. Kiểm tra để đảm bảo rằng nhà sản xuất lô cung cấp một tờ ghi các dữ liệu an toàn cho vật liệu (MSDS) với mỗi dung dịch hoá chất được dùng; một tờ MSDS sẽ cung cấp thông tin chi tiết về việc sử dụng các hoá chất, xử lý pha hoá chất và lưu trữ.

2.2 Rửa hệ thống làm ẩm.
Thông thường, các dung môi mực không được sử dụng để chùi rửa hệ thống làm ẩm, tuy nhiên trên các hệ thống lô cồn mới ta có thể dùng dung môi này để lau các lô làm ẩm và rửa lại bằng cồn.

Đối với hệ thống làm ẩm bằng nước dùng lô nỉ, các lô nỉ có khả năng thấm hút các dung môi mực nên phải được chùi rửa bằng các chất tẩy rửa thích hợp, sau đó được rửa sạch lại toàn bộ. Việc thay các lô nỉ làm mất rất nhiều thời gian mà người thợ in sẽ phải canh chỉnh lại. Các lô bị dơ có thể được giặt sạch và thay đổi trong suốt quá trình chạy máy. Các lớp phủ bọc ni phải được gắn vào một cách cẩn thận. Lớp nỷ bọc nên có độ chặt đồng đều dọc theo chiều dài lô và lớp bọc đều ở hai đầu lô phải hơi dư một chút, và khi xiết lại thì hai đầu lô phải phẳng đều không bị lỏng dây.

Mỗi lần lấy một lô nào đó ra khỏi máy in thì khi lắp lại vào máy phải theo đúng hướng của hai đầu lô lúc lấy ra. Nếu đảo hai đầu lô sẽ làm tờ in bị cuộn tròn hay lớp phủ bằng ni sẽ bị trượt.

2.3 Chuẩn bị bản in để cất giữ.
Với một vài loại bản in, khi máy in dừng lại lâu hơn một vài phút thì cần phải được lau keo (ở phần này, cụm từ “keo” có liên quan đến chất tráng phủ – một phần đặc tính hoá học của bản in, có thể là gôm arabic hay một chất khác tương đương) nhà sản xuất bản in có thể khuyến cáo sử dụng các chất phù hợp cho việc lau chùi và bảo dưỡng bản in. Chỉ nên sử dụng chất phủ bản được nhà sản xuất khuyến cáo. Ví dụ: nếu dùng keo axít gốc nhựa đường (AGF) có thể gây ra hiện tượng mất phần tử in trên bản. Một lớp keo mỏng được sản xuất để phủ bề mặt bản in để chống lại sự oxi hoá có thể dẫn đến hiện tượng bắt mực tại những phần tử không in trên bản. Một bản in được lau keo sẽ dễ in nhanh hơn là bản in chưa được lau keo. Phủ keo để bảo vệ bản in trong khi vẫn còn gắn trên ống bản là việc làm khó khăn vì bị hạn chế không gian làm việc do đó cần phủ nhanh một lớp keo lên bản in còn đang được lắp trên ống bản, sau đó người thợ in có thể hoàn tất việc phủ keo cho bản in bằng cách đặt bản in lên trên một bàn làm việc lớn hơn và lau keo kỹ lại. Thông thường, một bản in đã lắp trên máy trước tiên sẽ được lau bằng một miếng bông đá đã được thấm ướt keo trong một dung dịch pha với nước. Sau đó toàn bộ bề mặt bản in nên lau đều bằng một miếng vải mềm đã được thấm ướt. Khi lau bản in bằng một lượng keo hợp lý thì sẽ không ảnh hưởng đến các phần tử in trên bản vẫn còn đang dính mực. Khi lau keo quá nhiều thì keo sẽ dính vào phần tử in như một lớp phủ dày lên đó và trở nên không thấm hút dung môi và xảy ra hiện tượng mất phần tử in do lau keo quá nhiều. Khi để keo khô thành một lớp mỏng và đều thì bề mặt bản in được lau bằng một dung môi hoà tan để lột lớp mực ra khỏi phần tử in và dùng giấy phủ bản in lại để không bị trầy xướt.

2.4 Chuẩn bị bài mẫu
Bài mẫu, bản in, giấy và mực in cần được kiểm tra đối chiếu với kế hoạch sản xuất, nếu có bất kỳ sự khác biệt nào trưởng máy phải báo ngay cho bộ phận giám sát in. Thông thường việc kiểm tra này đuợc tiến hành trước khi kết thúc công việc in trước đó như là một phần của khâu chuẩn bị trước in.

2.5 Xử lý cơ học việc vận chuyển tờ in
Thiết lập các thông số cho việc vận hành tờ in là một quá trình mất nhiều thời gian. Nếu phải thay đổi độ dày và khổ giấy in thì tất cả các thông số thiết lập phải được chỉnh lại tuỳ theo từng công việc in. Một số máy in thế hệ mới có các thiết bị canh chỉnh tự động tờ in.

Dưới đây là mô tả các bước thường được tiến hành trong việc canh chỉnh, vận hành tờ in trên máy in khi thay đổi giấy in.

1. Đặt bàn nạp giấy và giấy in vào đúng vị trí trên máy.

2. Canh chỉnh các bộ phận của đơn vị tách tờ in như thiết bị điều chỉnh độ cao chồng giấy, các miếng chặn mép giấy, các chổi lông tách giấy và các lưỡi gà, các đầu hút đuôi giấy, các đầu hút đá giấy và các đầu thổi khí.

3. Canh chỉnh các bộ phận trên bàn xuống giấy: các lô đá giấy, bộ phận kiểm tra đúp giấy, các bộ phận vận chuyển tờ in đến các tay kê đầu như các lô dằn, các dây băng truyền và bánh xe chổi lông, các bộ phận hút chân không và các thiết bị kiểm tra sự xuống sớm hay xuống trễ của tờ in.

4. Canh chỉnh các tay kê đầu và các tay kê hông.

5. Thiết lập các nhíp bắt giấy và điểm dừng của ống ép. Nếu cấn thiết sẽ bù vào việc tờ in bị giãn ở đuôi giấy trên máy theo các sự chỉ dẫn của nhà sản xuất máy in.

6. Thiết lập áp lực của ống ép phù hợp với độ dày của vật liệu in.

7. Cho một tờ in đi qua máy để thiết lập các thanh vỗ, là các thiết bị hỗ trợ cho việc ra giấy và thời gian để mở miệng nhíp.

Các bước này cần được lập đi lập lại đến khi tờ in đi qua máy một cách ổn định. Những canh chỉnh bổ sung thứ yếu cho tay kê hông và bàn nạp giấy cần thiết cho việc canh chồng màu sau này.

2.6 Lắp bản in
Các bước để lắp bản in đều khác nhau, phụ thuộc vào khổ máy in và máy in có hay không có trang bị bộ phận lên bản tự động hoặc bán tự động. Trong nhiều trường hợp, người thợ in sẽ đưa bản in đưa cho một người khác đang đứng giữa các đơn vị in để lên bản. Không có nguyên tắc gì được áp dụng vì tất cả các người thợ in cần phải biết cách sử dụng an toàn trong khi điều khiển nhấp máy để lên bản in.

Các thao tác cơ bản nên tuân thủ quy trình dưới đây:

Kiểm tra các yêu cầu của công việc in để lắp bản in phù hợp lên máy.
Kiểm tra độ chính xác của quá trình phơi bản và chất lượng bản in.
Đo độ dày bản in bằng thước Panme xác định độ dày và chuẩn bị các tờ bọc ống. nếu cần phải thay đổi công việc in thì yêu cầu có sự bọc ống cho phù hợp.
Kiểm tra làm sạch bề mặt ống bản và mặt sau của bản in. Điều chỉnh ống bản và nẹp bản để trả chúng về vị trí ban đầu hoặc về vị trí zero.
Lắp bản in và tờ bọc ống lên ống bản
Các bước cơ bản của việc canh chỉnh bản in (bắn bản) như sau:

Nếu như trên máy in không có các thước canh hay các dấu định vị thì dùng một cây viết chì vạch một đường thẳng từ bản in đến thân của trục ống hay đến rãnh chia.
Xác định độ dịch của bản trên ống bản để tạo ra được vuông góc cho hình ảnh in với tờ in. Vẽ một nhóm dấu móc mới trên thân ống hoặc rãnh ống. Lưu ý: nếu lạm dụng việc bắn bản nhiều quá sẽ làm rách bản in.
Giảm áp lực xiết trên các chốt ở đuôi bản để bản in có thể tự kéo về phía cạnh đã được xác định.
Dùng các chốt bên hông ống bản để đẩy đuôi bản qua một bên với một khoảng cách bằng với độ dịch ống bản được thực hiện ở bước 3.
Xiết các chốt ở đầu bản để kéo bản in về phía của các dấu móc đã được vẽ.
Xiết chặt các chốt ở đuôi bản in.
Có 3 điều này cần lưu ý khi lắp bản in là:

Sử dụng đúng loại giấy bọc ống và kiểm tra độ dày của vật liệu bọc ống.
Đảm bảo các ốc xiết căng bản phải đều lực và bản in phải áp sát lên ống bản.
Canh bản in theo các dấu và mốc định vị trên ống bản. Nếu cần thiết có thể định vị lại cho bản in đã được lắp trên máy. Nếu phần tử in không vuông góc với các cạnh tương ứng trên tờ in hoặc không chồng vào các màu in trước đó thì cần phải canh lại bản in. Việc canh lại vị trí bản in thì luôn luôn tốt hơn là việc điều chỉnh các tay kê đầu.
Lên bản in tự động. Trong những năm gần đây, các nhà sản xuất máy in đã trang bị trên các máy in thiết bị lên bản tự động hoặc bán tự động. Việc sử dụng một cách chính xác thiết bị lên bản này có liên quan đến các mức độ tự động hoá khác nhau của các thiết bị, tuỳ thuộc vào các nhà sản xuất máy in. Do đó cần phải tham khảo sự hướng dẫn trong việc vận hành cụ thể từng thiết bị. Các bước cơ bản khi vận hành một hệ thống lên bản tự động là:
Người thợ in đưa các bản in mới lên hộp chứa.
Người thợ in xác định đơn vị in nào cần lắp bản mới và ấn nút bắt đầu quá trình lên bản.
Thanh chắn an toàn tự động mở ra và nẹp đuôi bản in được quay hướng về ống bản.
Nẹp bản mở ra, bản cũ được rút ra khỏi ống bản và đi vào khay chứa.
Bản in mới sẽ rời khay chứa được đưa vào vị trí thanh nẹp bản và được gắn lên ống bản.
Nẹp bản khép lại, thanh đưa bản trở về vị trí ban đầu và thanh chắn an toàn đóng lai.
Không phải lúc nào cũng cần thay tấm cao su và tờ bọc ống trong quá trình chuẩn bị máy. Đối với công việc in 4 màu số lượng lớn va đòi hỏi chất lượng cao thì nên thay cao su khi phát hiện có tấm cao su đã bị hỏng, nếu không sẽ mất rất nhiều thời gian cho việc thay cao su mới.

Các lĩnh vực in màu kỹ thuật số

Hiện nay tại nước ta, lĩnh vực in màu kỹ thuật số cho mục đích thương mại được giới hạn trong khổ in A3 trên các loại giấy. Trong thị trường in kỹ thuật số hiện nay chúng ta nhận thấy hầu hết các công ty đều đầu tư các hệ thống máy in KTS (từ dòng cao cấp của FujiXerox, máy in của Oce đến các máy in rẻ tiền hơn như Fuji Xerox dòng trung bình, các máy in của Kodak và Konica) nhằm các mục đích in với chất lượng như in offset và các nhà in KTS đang rất vất vả để hạ giá thành nhằm phục vụ các khách hàng có nhu cầu in nhanh với số lượng ít.

Do đi theo khuynh hướng in gia công theo số lượng tờ in và cạnh tranh rất gay gắt nên khoảng 90% các công ty in KTS lỗ và cũng khoảng 90% các công ty này đều không thể khấu hao máy dù thời gian bảo hành máy đã trôi qua từ lâu. Trên thực tế, không có một máy in KTS nào vừa có giá thành đầu tư rẻ, chi phí in thấp và có chất lượng cao. Thống kê sơ bộ cho thấy nếu đầu tư máy in KTS dưới 300.000 USD và chi phí cho một tờ in A4 (với độ phủ mực 25%) dưới 1.500 đồng thì không thể có sản phẩm in với chất lượng cao thực sự.

Tuy nhiên có một lĩnh vực in màu mà ít có ai để ý đến, đó là in màu với chất lượng vừa phải và giá thành rẻ chủ yếu nhằm mục đích tạo ra các ấn phẩm màu có hiệu quả truyền thông cao hơn ấn phẩm trắng đen. Điển hình như: các tờ quảng cáo không cần in màu chính xác, các loại báo cáo với các bảng biểu màu, thông tin du lịch với hình ảnh, các dạng tờ thông tin nội bộ in màu, giấy khen, photocopy màu với giá rẻ cho các cuốn sách màu dày và mắc tiền, sách dạy học nội bộ… Tất nhiên các ấn phẩm dùng cho mục đích giao tiếp màu phải được in thật nhanh và thành phẩm ngay trong thời gian rất ngắn.

Tại sao chúng ta cần in màu thay vì đen trắng
Chúng ta đang sống trong một thế giới muôn màu. Nghiên cứu cho thấy rõ: màu sắc có một khả năng đặc biệt là tạo thêm tác động mạnh trong giao tiếp, làm tăng khả năng nhớ và chi phối ý kiến. Các nghiên cứu của Pantone® và Pantone Institute, được quốc tế công nhận, chỉ ra rằng “đến 78% khách hàng có khả năng nhớ một từ hoặc một cụm từ được in bằng màu hơn là được in đen trắng … Khi màu sắc được kết hợp với từ ngữ, sẽ có tác động làm tăng sự nhớ, ghi nhận và chú ý của người đọc lên gấp ba lần.”

Những nghiên cứu khác đã hỗ trợ cho phát hiện này. Một nghiên cứu của CAP Ventures cho thấy những tài liệu in màu đa sắc cũng làm tăng sự gắn bó và giữ chân khách hàng, tạo ra tỷ lệ 34 % phản hồi nhanh hơn, tăng 48 % đơn đặt hàng lặp lại và tăng 32 % tổng doanh thu. Theo Viện nghiên cứu sắc màu (Institute for Color Research), có đến 90 % các ý kiến tiềm thức đánh giá về con người, môi trường hoặc các vấn đề được dựa trên chỉ màu sắc. Với những số liệu thống kê này, có một chút ngạc nhiên là trong lĩnh vực máy photocopy và máy in, công nghệ màu đa sắc tạo các cơ hội đáng kể cho sự tăng trưởng. Hiện nay, có 40.000 thiết bị in màu đa sắc được lắp đặt và 20 tỉ bản copy đang được tạo ra hàng năm, theo CAP Ventures, và các con số này hy vọng sẽ còn tăng lên nhiều trong khoảng 2 năm tới.

Tuy nhiên, lĩnh vực màu đa sắc sẽ trở nên nhộn nhịp với sự gia tăng của người tham gia, giá cả và sản phẩm. Một loạt những lựa chọn này có thể làm cho việc quyết định chọn một công nghệ in màu đa sắc phù hợp nhất thành một nhiệm vụ khó khăn và thách thức.

Các lĩnh vực màu đa sắc

Hiện nay, có 3 lĩnh vực cần sản phẩm in màu đa sắc: sản xuất công nghiệp, đồ hoạ và kinh doanh. Mỗi lĩnh vực có những đặc trưng và lợi ích rất khác nhau, đáp ứng các tiêu chuẩn cụ thể về chất lượng sản phẩm, tốc độ và chi phí. Chưa có công nghệ nào hiện nay có thể đáp ứng được tối đa trong cả 3 lĩnh vực đó. Điều này không nói lên rằng đang thiếu những công nghệ đó mà chỉ đơn giản là không có một công nghệ đơn lẻ có thể thực hiện một giải pháp khả thi cho cả 3 tiêu chuẩn: tốc độ, tiết kiệm và sản phẩm chất lượng cao cùng một lúc.

Hầu hết các nhà sản xuất đều đồng ý rằng sự khác biệt giữa những lĩnh vực này đang trở nên kém rõ ràng hơn với sự xuất hiện của các công nghệ mới. Họ cũng nhất trí rằng màu sắc cho kinh doanh và đồ hoạ là hai lĩnh vực phát triển nhất bởi các công nghệ mới và nhu cầu thị trường.

Như đã đề cập ở trên, các công nghệ in màu đa sắc có thể được chia thành 3 lĩnh vực chính: sản xuất, đồ hoạ và kinh doanh. Trước hết, chúng ta hãy xem xét kỹ 2 tiêu chuẩn cơ bản: tốc độ và chi phí.

Nói chung, tốc độ của thiết bị nằm trong khoảng từ 5 đến 200 trang/phút, Thông thường, tốc độ được đo bằng vận tốc ra của sản phẩm là giấy khổ A4. Với những khổ giấy, chất lượng và hướng đặt giấy khác nhau thì tốc độ in cũng khác nhau nhiều. Điều này đôi khi dẫn tới việc giảm năng suất, khiến khách hàng phải tận dụng các phương pháp in tiên tiến để khắc phục tình trạng tốc độ in thấp khi sử dụng giấy khổ lớn. Ví dụ, in 4 trang cho phép người sử dụng in 4 copy trên cùng một bản giấy. Điều này sẽ làm tăng tốc độ, hiệu quả lên nhiều phù hợp với nhu cầu của người sử dụng.

Yếu tố thứ 2 là chi phí. Tiêu chuẩn này được chia làm 2 phần chính: chi phí vận hành và chi phí thiết bị. Chi phí vận hành có thể biến động nhiều và khó có thể xác định một cách nhất quán. Nó bao gồm nhiều hạng mục nhỏ. Chi phí thiết bị là tổng chi phí để mua sắm thiết bị, nó thay đổi tuỳ thuộc vào nhà sản xuất cũng như theo model và công nghệ.

Phần tiếp theo sẽ trình bày chi tiết hơn về các lĩnh vực cụ thể của các công nghệ in màu đa sắc hiện nay.

1. In màu sản xuất

Đây là lĩnh vực có nhu cầu rất lớn, đòi hỏi tốc độ lớn nhất và chất lượng tối ưu đối với sản phẩm. Những thiết bị được dùng trong lĩnh vực này áp dụng các công nghệ in ép truyền thống hoặc công nghệ tĩnh điện công suất lớn. Thị trường trong lĩnh vực này đang trải qua thời kì sụt giảm trong tiêu thụ máy mới và quá tải các thiết bị in ôp-set đã qua sử dụng trong 3 năm trở lại đây.

Về mặt tích cực, sự tiến bộ của công nghệ in màu công nghiệp đã giúp lĩnh vực này thêm thiết bị thân thiện và giảm những rào cản. Tuy nhiên, trong khi thực tế có nhiều nhu cầu áp dụng và đòi hởi về tốc độ của các thiết bị in màu đa sắc thì chi phí vẫn là trở ngại chính. Phần chính yếu của chi phí các thiết bị công nghệ in màu công nghiệp là từ 100.000 USD đến 3 triệu USD. Chi phí này cộng với chi phí lắp đặt, đào tạo khiến số lượng thiết bị lắp đặt ngay tại thị trường lớn như Mỹ còn hạn chế.

2. In màu đồ hoạ

In màu trong đồ hoạ đáp ứng nhu cầu chất lượng cao của bản in. Nó được xác định bởi chất lượng bản in cao và tốc độ in thấp, từ 4 đến 50 trang/phút.

In màu đồ hoạ đang trải qua thời kì phát triển vừa phải trong 3 năm qua. Sự đơn giản trong việc lắp đặt, vận hành và bảo dưỡng thiết bị đã khiến sự tăng trưởng ổn định. Tuy nhiên, trong lĩnh vực này cũng có nhiều ý kiến, mỗi một nhà sản xuất đưa ra một sản phẩm riêng của mình trong lĩnh vực này.

Trước đây người ta cho rằng in màu đồ hoạ chỉ phù hợp với các công ty có ngân sách lớn, nhưng nay đã thấy là nó phù hợp với nhiều tổ chức hơn như các tổ chức phi lợi nhuận, các cơ quan nhà nước và những công ty nhỏ. Một trong những nguyên nhân chính cho sự phát triển này là nhận thức về màu sắc đóng một vai trò rất lớn của các tài liệu in ấn. Thực tế, sự hấp dẫn của màu đa sắc lôi cuốn nhiều khách hàng hơn trước kia rất nhiều.

Giải pháp tối ưu cho ngành in bao bì

Đã từ rất lâu rồi ngành bao bì của Việt Nam vẫn dừng lại ở mức sản xuất thủ công, đặc biệt là ở khâu thiết kế cấu trúc bao bì. Chính vì không có một lưu đồ thiết kế và chế tạo mẫu hoàn chỉnh mà sản phẩm bao bì của chúng ta không tinh xảo do mò mẫm bằng tay, chúng ta vẫn không xác định được các thông số ảnh hưởng đến quá trình sản xuất và khả năng chịu tác dụng lực của vật liệu do không thể xây dựng mô hình để tính toán trên máy tính từ trước khi sản xuất, không thể mô phỏng được quá trình đóng gói sản phẩm và các giải pháp thay đổi giữa các yếu tố đầu vào và đầu ra. Tất cả đều thực hiện thủ công và mất rất nhiều công sức nhưng hiệu quả đạt được lại không cao.

Trong những năm qua và đặc biệt là qua hội thảo về Bình trang điện tử tại khoa In & Truyền thông trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, các nhà in đã từng bước áp dụng thử lưu đồ thiết kế cấu trúc bao bì của hãng sản xuất nổi tiếng nhất hiện nay trong lĩnh vực này – Esko Graphic – thông qua phần mềm Artios Cad, tuy nhiên tất cả những thử nghiệm này chỉ mang tính đón đầu và mô phỏng cho khách hàng xem chứ chưa ứng dụng hoàn chỉnh vì còn thiếu một thiết bị quan trọng nhất, đó chính là máy làm mẫu thử bao bì có thể kết nối với các lưu đồ sản xuất hiện đại với CIF 4 và JDF.

Trong lĩnh vực đào tạo, đặc biệt là đào tạo cho ngành bao bì tại bộ môn Kỹ thuật bao bì của Khoa In và TT truờng đại học SPKT TP.HCM, Khoa đã nhận thức được rằng nếu không có thiết bị này thì việc đào tạo ngành bao bì là vô nghĩa nên đã nỗ lực hết sức để xây dựng dự án đầu tư một phòng thí nghiệm thiết kế cấu trúc bao bì với đầy đủ lưu đồ sản xuất và thiết bị hiện đại. Vào giữa tháng 1 năm 2011, các thiết bị đã được nghiệm thu và đưa vào sử dụng, như vậy sau nhiều năm chờ đợi và nỗ lực khoa in & TT đã có thể tiến hành nghiên cứu và đào tạo nghiêm túc cho lĩnh vực bao bì.
Chúng ta sẽ xem xét thực trạng của việc sản xuất bao bì hiện nay và những bước đột phá khi có thiết bị chế tạo mẫu hoàn chỉnh để thấy được giải pháp tối ưu khi ứng dụng nó.

1. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA VIỆC SẢN XUẤT BAO BÌ THEO KIỂU TRUYỀN THỐNG
Ngành sản xuất bao bì hộp của nước ta trong những năm gần đây đã được các cơ sở in, các nhà sản xuất bao bì chú ý đến nhiều và cũng đã có nhiều sự đầu tư cho quy trình thiết kế – chế bản của mình với các loại máy móc, thiết bị ngày càng hiện đại, tính chuyên môn hoá trong quy trình sản xuất và phân công công việc ngày càng cao. Tuy nhiên mức độ tự động hoá trong công việc vẫn chưa được tối ưu, thời gian sản xuất vẫn còn kéo dài. Điều này là do:

Độ chính xác trong quá trình sản xuất chưa cao.
Công đoạn đầu tiên nhất, quyết định nhất để thiết kế ra một bao bì hộp là phải xây dựng cấu trúc của nó, thông thường ở công đoạn này cấu trúc của hộp được tạo trong các phần mềm chuyên dụng như Adobe Illustrator, Corel, Freehand… với độ chính xác cho các thông số về độ dài, góc bo… chưa được cao, mọi tính toán phải làm bằng tay rất thủ công mà lại không kiểm soát chặt chẽ được sai hỏng.
Khi thiết kế cấu trúc thì hình dạng khuôn bế ít khi được bù trừ, và nếu có thì vẫn chưa theo một chuẩn mực nào, chưa để ý nhiều đến các thông số quan trọng như độ dày dao và độ dày giấy. Điều này làm cho bộ phận làm khuôn rất khó khăn tuy đầu vào của bộ phận này cũng đã được kiểm soát chặt chẽ (là file, phim, bài mẫu gốc, bản vẽ kỹ thuật, bản phân tích kỹ thuật, tờ in khung định hình…) thế nhưng những người thợ ở đây vẫn phải thiết kế lại hình ảnh từng hộp trên khuôn bằng cách vẽ thêm các đường đã bù trừ (các số bù trừ cũng theo ước lượng – thông thường chỉ bù trừ độ dày giấy), các góc bo cần thiết để dễ làm khuôn, các ký hiệu trên tờ phim để đặt các loại dao thích hợp. Điều này làm cho quá trình làm khuôn bế cho một sản phẩm phải mất khá nhiều thời gian.
Các hình ảnh đồ họa cho mẫu thiết kế cũng được tạo ra dựa vào khuôn bế, do đó nếu khuôn bế sai thì vị trí, kích thước các hình ảnh này trên hộp cũng sai.
Khả năng bố trí khuôn bế không nhanh và không sắp xếp các hộp trên khuôn ở vị trí chính xác sao cho lợi giấy nhất do chỉ sử dụng Step and Repeat trên các phần mềm thông dụng như AI, Corel, Freehand, Quark, PageMaker hay bình trên các phần mềm bình trang điện tử vì khi bình vẫn phải tự tính toán các thông số đan lồng cho các hộp mà chưa sử dụng phần mềm nào có chức năng tự động tính toán cách bố trí dựa trên các thông số về khoảng cách giữa hai hộp (khoảng cách giữa hai “con” trên khuôn bế), các thông số chừa xén đã nhập vào phần mềm (như trong ArtiosCAD).
Khuôn bế sau khi thiết kế vẫn chưa được dàn chính xác trên tờ in, chưa có một tiêu chuẩn nào đặt ra chung cho các cơ sở in để căn cứ vào đó chừa các khoảng cách khi bố trí. Do đó, có nơi khi dàn khuôn vẫn chưa tiết kiệm được giấy trong khi giấy là nguyên liệu có ảnh hưởng rất lớn đến chi phí sản xuất và do đó chưa thể tăng số tiền lãi cho cơ sở in và giảm giá thành để giá cả cạnh tranh được với các công ty khác.
Thợ làm khuôn sau khi có phim định hình vẫn chưa làm được khuôn ngay mà thường phải chờ tờ vỗ bài có khung định hình tới thì mới xếp thử, canh chỉnh, vẽ lại tờ phim theo tờ vỗ bài trước và sau khi bế (co giãn bao nhiêu so với ban đầu, chừa giấy bao nhiêu để gấp hộp được…). Làm khuôn sau khi in vỗ bài như vậy sẽ làm giảm tốc độ sản xuất (phương thức sản xuất nối tiếp không thể nhanh bằng phương thức song song hay phương thức hỗn hợp).
Phế phẩm nhiều do độ chính xác chưa cao ở từng khâu trong quá trình sản xuất.
Thời gian chỉnh sửa lâu, muốn chỉnh sửa thì phải đi ngược lại nhiều khâu, do đó làm tốn nhiều nhân công.
Mức độ nhanh chóng và tự động hoá trong các công đoạn chưa cao.
Năng suất và hiệu quả sản xuất chưa cao sẽ làm công ty chưa thể có lợi nhuận cao.
2. CÁC KHẢ NĂNG HỖ TRỢ CỦA HỆ THỐNG THIẾT KẾ VÀ LÀM MẪU BAO BÌ
Chúng ta hãy cùng nhau phân tích xem hệ thống thiết kế và chế tạo mẫu bao bì với máy chế tạo mẫu bao bì (sample making) có thể làm được những gì để hỗ trợ các nhà sản xuất trong việc thiết kế và hoàn thiện các sản phẩm bao bì.

2.1. Hỗ trợ cho nhà thiết kế kiểu dáng chuyên nghiệp
Chắc chắn các nhà thiết kế kiểu dáng bao bì đã gặp không ít khó khăn để tìm kiếm và triển khai một mẫu hộp đúng tiêu chuẩn khi họ không phải là chuyên viên kỹ thuật in. Trong lưu đồ sản xuất hiện đại với phần mềm ArtiosCad và hệ thống thư viện hộp chuẩn thì các nhà thiết kế không cần lo ngại về việc xây dựng kiểu dáng hộp không đạt yêu cầu kỹ thuật do các đặc tính sau:

Thiết kế cấu trúc hộp theo các quy cách chuẩn định sẵn
Có thể sử dụng lại những mẫu chuẩn có sẵn
Có thể kiểm tra cấu trúc mẫu trên không gian ảo 3D
Có thể liên kết các chức năng trong phần mềm và chuyển tiếp qua lại giữa các phần mềm

2.2. Hỗ trợ người thiết kế cấu trúc bao bì:
Nếu bạn là người thiết kế cấu trúc bao bì, đã bao lần bạn thật sự căng thẳng khi thử nghiệm về độ chịu lực, độ bền nén, độ cao rơi… của hộp hay thùng carton mà không có mẫu hộp thật !? Bạn phải làm hộp thủ công, bằng tay, giải pháp này chắc chắn không đáp ứng nhu cầu của bạn về thời gian cũng như về chất lượng. Đã là “dân ngành In”, chúng ta đều hiểu rằng không thể làm khuôn bế cho một hay vài hộp chỉ để thử nghiệm, tính kinh tế và thời gian không cho phép chúng ta làm điều này. Máy chế tạo mẫu thử bao bì là giải pháp tối ưu cho các bạn, đảm bảo tính chính xác, thời gian và hiệu quả kinh tế cao nhất.

2.3. Hỗ trợ kỹ thuật viên chế bản
Nhiều KTV chế bản không hiểu tại sao những file khuôn bế đã xuất phim với kích thước hoàn toàn chính xác mà vẫn bị trả lại, yêu cầu cần gia giảm và điều chỉnh mới làm khuôn bế được. Đó là vì họ không nắm được nguyên tắc bù trừ độ dày vật liệu khi làm khuôn. Phần mềm chuyên dụng của máy chế tạo mẫu bao bì sẽ hỗ trợ cho bạn tất cả những thiếu sót trong chế bản

2.4 Hỗ trợ cho nhân viên phòng kinh doanh
Có lẽ điều phải suy nghĩ đầu tiên của mỗi nhân viên kinh doanh khi triển khai một mặt hàng nào đó chính là: cách sắp xếp mẫu cho phù hợp nhất, tiết kiệm nhất, và thuận lợi nhất trong sản xuất. Lưu đồ làm việc với máy chế tạo mẫu thử Sample Making sẽ giúp các nhân viên phòng kinh doanh tính toán một cách nhanh chóng và chính xác nhất

Phần mềm chuyên dụng của máy chế tạo mẫu bao bì tự động kiểm tra loại giấy, mặt trong hay mặt ngoài giấy, định hướng của tờ in để có thể tránh được những sai sót. Các mẫu thiết kế sẽ tự động sử dụng định hướng ngang – dọc của trang in và mặt trong hay ngoài tờ in một cách chính xác khi chúng được đặt vào trang in.

Ngoài ra, lưu đồ sản xuất mẫu thử bao bì còn tự động tính toán khổ giấy để bố trí trang in sao cho chi phí sản xuất thấp nhất. Sau khi chọn máy in, chọn khuôn cấn bế và đưa ra những yêu cầu về chất lượng đối với mỗi mẫu thiết kế, phần mềm sẽ tự động và nhanh chóng thiết kế, bố trí trang in để gợi ý. Các khuôn có chừa những khoảng cách giữa các mẫu thiết kế và đồng thời chúng ta có thể quy định giới hạn in cho các mẫu thiết kế. Việc bố trí tờ in với chi phí in ấn và cấn bế đối với từng giải pháp sẽ được so sánh với nhau và sau đó một giải pháp sẽ được chọn. Giải pháp được chọn này sẽ sẵn sàng để sản xuất hoặc có thể được chỉnh sửa với bất kì một công cụ nào hỗ trợ việc bố trí tờ in.

3. KHẢ NĂNG HỖ TRỢ CỦA KHOA IN & TT ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT BAO BÌ
3.1. Đào tạo kỹ thuật viên bao bì
Kỹ thuật viên Bao bì chuyên nghiệp đang là nhu cầu lớn cho tất cả các xí nghiệp in bao bì. Với phòng thí nghiệm thiết kế cấu trúc bao bì được trang bị đầy đủ lưu đồ sản xuất và thiết bị hiện đại, bộ môn kỹ thuật bao bì có thể đào tạo các KTV bao bì một cách chuyên nghiệp. Với sự nỗ lực của tập thể khoa In – TT, bộ môn không chỉ đưa thiết bị vào hoạt động hiệu quả, mà bên cạnh đó còn xây dựng hệ thống chương trình đào tạo theo nhu cầu một cách thực tế và hiệu quả.

Chương trình đào tạo kỹ thuật viên, chuyên viên, kỹ sư đã được bộ môn kỹ thuật bao bì xây dựng theo hướng cân nhắc thật kỹ các khả năng và nhu cầu của từng đối tượng theo học. Chắc chắn các doanh nghiệp sẽ thật sự hài lòng với cách thức và chương trình đào tạo của Bộ môn.

3.2 . Hỗ trợ làm khuôn đỡ
Với những công đoạn cấn bế, chúng ta tốn rất nhiều thời gian lên khuôn, tạo khuôn đỡ (tạo chỉ bế) cho máy bế. Thông thường, các công ty sử dụng chỉ bế phải dán bằng tay, điều này ảnh hưởng rất lớn đến độ chính xác và mất rất nhiều thời gian. Còn nếu chúng ta sử dụng các loại chỉ bế có khả năng định vị chính xác cao (như Cito – tên một hãng sản xuất chỉ bế có khả năng định vị chính xác) thì chi phí không ít. Thiết bị chế tạo mẫu bao bì cung cấp một giải pháp hoàn toàn mới, tiết kiệm rất nhiều thời gian, đảm bảo chính xác. Các bạn sẽ nhận được từ chúng tôi là một khuôn đỡ bằng cả một tờ bế lớn đúng kích thước tờ in. Công việc còn lại duy nhất của bạn chỉ là định vị, dán tấm đỡ lên vỉ sắt và bế.

3.3 Chế tạo bản in Flexo
Công nghệ gia công bề mặt ấn phẩm là một công đoạn rất được ưa chuộng của khách hàng in và công ty in hiện nay. Công đoạn này giúp gia tăng giá trị tờ in gấp nhiều lần so với tờ in thông thường. Với Sample Making chúng tôi cung cấp cho bạn các loại bản flexo ứng dụng cho việc tráng phủ từng phần hoặc toàn phần cho sản phẩm in với chất lượng và độ chính xác cao.

3.4 Sản xuất các đơn hàng thử nghiệm và các đơn hàng nhỏ.
Với những đơn hàng nhỏ, vài chục hay vài trăm hộp, khi đó chi phí làm khuôn bế chiếm tỉ trọng quá lớn trong giá thành sản phẩm. Máy chế tạo mẫu bao bì là giải pháp bế không khuôn cực nhanh và chính xác, giá thành hợp lý với chất lượng cao.
Máy chế tạo mẫu bao bì cũng chính là giải pháp duy nhất và tối ưu, giúp các doanh nghiệp hiện thực hoá các ý tưởng cho riêng mình. Thật sự thú vị khi các nhà thiết kế sở hữu những cuốn album với những kiểu dánh độc đáo như: “Album 3D, album lắp ráp, album bay…” với những hình ảnh chụp và dấu ấn riêng của chính mình.
Máy chế tạo mẫu bao bì còn là giải pháp cho các nhà in KTS, các minilap, vì chỉ in theo nhu cầu thôi chưa đủ mà phải hoàn thiện sản phẩm theo nhu cầu. Không một đơn vị gia công thành phẩm nào nhận đơn hàng chỉ với một sản phẩm có cấu trúc phức tạp với chi phí thấp, nhưng với máy chế tạo mẫu bao bì thì các doanh nghiệp hoàn toàn có thể thực hiện điều này.

theo vinaprint.com.vn

Hệ thống làm ẩm trong in offet tờ rơi

Hệ thống làm ẩm trong in offset tờ rời cung cấp dung dịch làm ẩm gốc nước, hoặc dung dịch máng nước lên bề mặt khuôn in trước khi nó được chà mực. Dung dịch làm ẩm giữ cho phần tử không in trên khuôn được ẩm ướt do đó nó không bắt mực. Khi được chà lên toàn bộ bản in, các phần tử không in bắt nước và đẩy mực trên khuôn, chúng được tạo ra theo cách hút bám một lớp mỏng gôm arabic trong quá trình chế tạo khuôn in, đó là hydrophilic, hay chất ưa nước, trong khi các phần tử in là hydrophobic, hay chất có khuynh hướng nhận mực và đẩy nước.

DUNG DỊCH LÀM ẨM
Dung dịch làm ẩm giữ cho phần tử không in trên khuôn được ẩm ướt do đó nó không bắt mực. Khi được chà lên toàn bộ bản in, các phần tử không in bắt nước và đẩy mực trên khuôn, chúng được tạo ra theo cách hút bám một lớp mỏng gôm arabic trong quá trình chế tạo khuôn in, đó là hydrophilic, hay chất ưa nước, trong khi các phần tử in là hydrophobic, hay chất có khuynh hướng nhận mực và đẩy nước.

Thực ra, trên một vài máy in offset tờ rời, khi in các ấn phẩm số lượng ít, ta có thể chỉ sử dụng nước để làm ẩm bản. Tuy nhiên, lớp nước này sẽ dần dần lột ra khỏi khi khuôn in khi tiếp tục sử dụng liên tục trên máy. Đó là lí do tại sao ta phải bổ sung các hoá chất vào trong dung dịch làm ẩm.

Mực, khuôn in, tốc độ in, nhiệt độ, và độ ẩm môi trường là các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến sự làm ẩm và do có nhiều yếu tố ảnh hưởng nên cũng cần dùng nhiều loại dung dịch làm ẩm khác nhau cho các mục đích in.

Dung dịch làm ẩm là một hỗn hợp đặc biệt gốc nước được tạo ra để làm ẩm khuôn in offset trước khi chúng được chà mực. Dung dịch làm ẩm thường được các nhà sản xuất cung cấp dưới đạng cô đặc. Hầu hết các dung dịch làm ẩm dạng cô đặc hiện nay chứa đựng chất chống nhạy (bắt mực) tổng hợp. Một số rất ít nhà sản xuất vẫn còn sử dụng gôm arabic Xuđăng tự nhiên do giá rẻ. Thuật ngữ dung dịch máng nước được dùng cho dung dịch làm ẩm đã được pha loãng.

THÀNH PHẦN CỦA DUNG DỊCH LÀM ẨM
Thành phần của dung dịch làm ẩm khác nhau tuỳ theo nhu cầu in ấn phẩm, cấu trúc hệ thống làm ẩm và nguyên vật liệu (chủ yếu là mực in và giấy in). Ví dụ: khi in bằng mực kim loại hay mực huỳnh quang, dung dịch làm ẩm có thể chứa kiềm thay vì có tính axit như hầu hết các dung dịch làm ẩm khác. Độ pH của dung dịch làm ẩm thường trong khoảng từ 4.0 – 5.5. Hệ thống làm ẩm cũng tác động đến thành phần của dung dịch làm ẩm. Ví dụ, một số hệ thống làm ẩm chỉ có thể cung cấp dung dịch làm ẩm cho khuôn in khi dung dịch làm ẩm có một tỉ lệ cồn (hay các chất thay thế cho cồn) nhất định. Các khảo sát sơ bộ hiện nay cho thấy nhiều nhà in đang sử dụng nhiều chất phụ gia không cần thiết trong dung dịch làm ẩm, điều này chưa chắc đã làm tăng chất lượng in mà đôi khi lại phản tác dụng.

Một cách tổng quát, một dung dịch làm ẩm sẽ bao gồm các thành phần sau:

· Nước, với ít tạp chất
· Axit hay chất có gốc axit, tuỳ thuộc vào phạm vi tác dụng của mực khi in. Axit được sử dụng bao gồm axit phosphoric, hợp chất axit phosphate, axit citric, hay axid lactic.
· Gôm, có thể là gôm tự nhiên (gôm Arabic) hay gôm tổng hợp để làm giảm độ nhạy với mực của phần tử không in, nói cách khác làm cho các phần tử không in ưa nước hơn thay vì ưa mực.
· Các chất chống ăn mòn để ngăn ngừa dung dịch làm ẩm ăn mòn bản in. Nó cũng có thể tác động như là chất làm giảm khả năng đẩy mực và như một chất đệm – là chất có khả năng làm trung hoà axit và bazơ trong dung dịch và do đó duy trì được độ axit hay kiềm trong dung dịch. Chất chống mài mòn thường dùng trong mực in là magiêsium nitrate.
· Các tác nhân làm ẩm, chẳng hạn như isopropanol hoặc các chất thay thế cho cồn, các chất này làm giảm lực căng bề mặt của nước và dung dịch làm ẩm gốc nước.
· Chất làm tăng tốc độ khô, là các chất như cobalt clorua, chúng được pha vào mực in để làm cho mực khô nhanh hơn. Chất phụ gia này chỉ được sử dụng nếu mực có tốc độ khô không đủ nhanh. Thông thường ta sử dụng 8 – 16ml chất làm tăng tốc độ khô dạng đặc trên 1 lít dung dịch làm ẩm.
· Thuốc diệt nấm, để ngăn ngừa sự hình thành các loại nấm và sự phát triển của mốc và vi khuẩn trong dung dịch làm ẩm.
· Các tác nhân chống sủi bọt, để ngăn ngừa sự hình thành bọt. Bọt có thể ngăn cản sự phân bố dung dịch làm ẩm đều đặn trên các lô của hệ thống làm ẩm.
Như đã trình bày ở trên, các nhà sản xuất dung dịch làm ẩm sẽ cung cấp các dung dịch làm ẩm được pha chế sẵn ở dạng đặc (khi sử dụng phải pha vào nước), dung dịch này có chứa hầu hết các chất phụ gia, ngoại trừ nước và cồn hay các chất thay thế cho cồn, một số loại dung dịch làm ẩm cô đặc bao gồm cả chất thay thế cho cồn.

Các thợ in pha loãng dung dịch làm ẩm dạng đặc này với nước, điều chỉnh độ pH của nó và độ dẫn điện (hay còn gọi là dẫn suất) theo hướng dẫn của nhà sản xuất và sau đó thêm cồn vào nếu cần thiết. Nhà sản xuất hệ thống làm ẩm sẽ cho ta biết khi nào sử dụng cồn để kiểm soát hệ thống làm ẩm. Ta cũng có thể điều
khiển hệ thống làm ẩm mà không sử dụng cồn isopropyl bằng cách sử dụng một trong hai loại dung dịch làm ẩm dạng đặc chưa pha hoặc loại đã pha với nước và có chất thay thế cồn, nhưng nhiều thợ in thích sử dụng 2 – 5% cồn isopropyl và sử dụng các chất thay thế cồn như là chất phụ gia.

Dung dịch làm ẩm dạng đặc thường có sẵn gôm tự nhiên hay tổng hợp. Tuy nhiên một số dung dịch làm ẩm không có gôm (vì nhà sản xuất sợ khó bảo quản được lâu) thì ta phải tự thêm vào, khi đó nhà cung cấp sẽ cho biết số lượng gôm được thêm vào. Thông thường thợ in nên thêm vào từ 4 – 8 ml/1 lít dung dịch làm ẩm.

Nước. cũng ảnh hưởng nhiều đến dung dịch làm ẩm.

Nước cứng: khái niệm nước cứng hay mềm có liên hệ đến tổng số các ion canxi và magiê tập trung trong nó (xin xem thêm các bài trước của cùng tác giả). Nước càng cứng càng có nồng độ axit mạnh hơn so với nước mềm. Sự trao đổi ion trong hệ thống có thể được sử dụng để làm mềm hay khử khoáng nước do vậy nước cứng cần phải pha thêm các phụ gia để trung hoà.

Độ cứng của nước có thể được xác định gần đúng khi nhân tổng số các chất rắn hoà tan (TDS) tính theo đơn vị phần triệu cho 15 để có được độ dẫn suất có đơn vị tính là microhos trên centimeter (microhos/cm). Độ dẫn suất là khả năng, hay năng lượng để dẫn điện. Nó được xác định bởi số ion chất vô cơ hay TDS trong nước. Sự tập trung ion càng cao, thì độ dẫn suất càng cao và thường là nước cứng hơn. Nước với độ cứng lớn hơn 220 ppm (hay độ dẫn suất lớn hơn nhiều so với 330 mhos/cm) được coi như là rất cứng. Nếu nước có độ dẫn suất lớn hơn nhiều so với 300, thì cần phải mất nhiều thời gian và công sức để tinh chế. Nước rất mềm (nước với độ dẫn suất rất thấp) không gây ra các sự cố trong dung dịch làm ẩm của máy in offset.

Mặc dù độ cứng của nước sinh hoạt có thể làm thay đổi độ pH của dung dịch làm ẩm từ một đến ba đơn vị nhưng sự ổn định về độ cứng của nước sinh hoạt quan trọng hơn so với độ cứng của nó. Các nhà sản xuất có thể điều chỉnh độ đặc của dung dịch làm ẩm cho phù hợp với nước sinh hoạt ở bất kỳ độ cứng nào nhưng lại không thể điều chỉnh cho phù hợp với nước có nhiều độ cứng khác nhau.

Một số thợ in pha trộn nước sạch với nước sinh hoạt để tạo ra nước có độ cứng ổn định.

Xét về lí thuyết, nước hoàn toàn nguyên chất – nước được loại bỏ hoàn toàn các chất rắn hoà tan – là nước tốt nhất để pha vào dung dịch máng nước, tuy nhiên việc sử dụng nước nguyên chất như thế rất tốn kém nên người ta thường sử dụng ba cách sau: chưng cất nước, loại bỏ chất vô cơ bằng quá trình ion hoá và đổi chiều thẩm thấu. Trong đó chưng cất và đổi chiều thẩm thấu là hai phương pháp được sử dụng khá phổ biến.

Chưng cất nước có thể được tiến hành bằng cách đun sôi nước cho bay hơi trong máy cất nước. Hơi nước được bốc lên từ nước đang sôi hoàn toàn không có chất vô cơ và hữu cơ (các chất này có trong nước sinh hoạt). Sau đó hơi nước được đưa qua ống xoắn ruột gà của bình ngưng tụ, ở đó hơi nước được làm lạnh và chuyển thành thể lỏng, nước này được gọi là nước cất.

Nước đã được tinh cất có thể sẽ không có tất cả các chất vô cơ vì chất vô cơ không dễ bay hơi. Tuy nhiên một lượng ít chất vô cơ có thể ở dạng các hạt nhỏ trong hơi nước và trộn lẫn vào nước cất hoặc các tạp chất trong các vật chứa bằng kim loại, thuỷ tinh, hoà tan vào trong nước cất. Nếu nước sinh hoạt chứa khoảng 200 ppm các chất hoà tan thì nước cất sẽ thường chứa từ 10 đến 20 ppm, một mức có thể thích hợp với hầu hết các ứng dụng trong sản xuất. Thậm chí nếu đòi hỏi nước phải nguyên chất hơn, nước có thể được cất một lần nữa và đôi khi chưng cất tới lần thứ ba. Nước cất nước từ các máy chưng cất công nghiệp có thể sử dụng được với chi phí tương đối.

Phương pháp đổi chiều thấm lọc có thể loại bỏ hầu hết các chất rắn hoà tan với giá thành thấp nhất so với cách chưng cất nước. Đổi chiều thấm lọc không chỉ loại bỏ hầu hết các ion dương và âm trong nước ở
trạng thái ban đầu mà còn loại bỏ các chất rắn hoà tan không phải là ion (như đường), các chất ở trạng thái lơ lửng và thậm chí là cả vi khuẩn.

Để hiểu rõ quá trình này, đầu tiên cần phải hiểu tính thẩm thấu. Khi hai dung dịch nước có độ đậm đặc khác nhau, được phân ly ra bởi màng bán thấm, nước xuyên qua màng từ dung dịch yếu đến dung dịch mạnh hơn. Tính thẩm thấu ngược lại là tính thẩm thấu đối kháng. Khi cung cấp áp suất cho dung dịch đậm đặc hơn, bắt buộc nước xuyên qua màng bán thấm vào dung dịch loãng hơn. Màng cho phép nước xuyên qua, nhưng chỉ với số ít các chất hoà tan trong nước có thể xuyên qua màng. Để nước có sự tinh khiết, nước sinh hoạt ban đầu được lấy ra từ vòi phải là nước có độ đậm đặc cao. Chất lỏng phải đi qua màng lọc là nước chỉ có chứa một lượng rất ít các chất rắn hoà tan. Một số ion dương hay âm bị giữ lại bởi màng lọc nhiều hơn những ion khác. Khoảng 90% đến 95% chất rắn hoà tan được giữ lại khi áp suất cung cấp là 50 lb./sq.in. (35 g/m2 hoặc 3.4 atm). Khi áp suất được gia tăng trên 50 lb./sq.in., độ tinh khiết của nước tăng ngay khi các chất rắn hoà tan được lấy ra khỏi màng lọc.

Màng có thể lọc tốt hơn khi nước có chứa các chất lơ lửng trong đó đầu tiên phải được cho đi qua một máy lọc thông thường, để ngăn ngừa màng bán thấm bị bịt kín. Khi sử dụng nước có độ cứng cao, nước phải được xử lý trước bằng các chất làm cho nước mềm hơn hay sử dụng các đơn vị để khử sự ion hoá.

Năng lượng chỉ được đòi hỏi sử dụng trong quá trình thẩm thấu ngược là để tạo ra áp suất cần thiết. Bởi vì quá trình thẩm thấu ngược là một quá trình xử lý liên tục, phải có năng lượng dự trữ cho quá trình xử lý nước và cần có một máy bơm khác để bơm nước dự trữ vào nơi lọc để xử lý. Màng bán thấm phải được thay thế hai năm một lần.

Để nước đạt được độ tinh khiết hợp lý đòi hỏi phải có màng bán thấm có diện tích lớn. Một số nhà sản xuất nước đã sử dụng hệ thống ống bằng cellulose acetate đặc biệt, quấn thành hình xoắn ốc cho màng. Chất lượng nước tinh khiết phụ thuộc vào số lượng các chất hoà tan trong nước lúc đầu và áp suất đẩy nước qua màng lọc. Ví dụ, nước cung cấp từ một thành phố đặc trưng có chứa 1,440 ppm chất rắn hoà tan; màng bán thấm sẽ lọc các chất rắn xuống còn 228. Ở thành phố khác, nước có chứa 1,150 ppm thì sẽ được lọc còn 71.

Sức căng bề mặt. Ảnh hưởng đến khả năng làm ẩm bản nhanh và khả năng chà lên toàn bộ bản in một lớp nước mỏng, đây là hai yếu tố được đòi hỏi cao trong dung dịch làm ẩm cho in offset. Chúng được xác định một cách rõ ràng bởi sức căng mặt ngoài của dung dịch. Sức căng bề mặt có thể được so sánh với độ đàn hồi của miếng cao su mỏng được kéo căng ra trên bề mặt chất lỏng.

Sức căng bề mặt thấp sẽ làm cho dung dịch làm ẩm dễ phân bố đều trên các lô làm ẩm và dễ bám vào khuôn in với một lớp màng mỏng. Nước nguyên chất có sức căng bề mặt là 72 dynes/cm. Trong dung dịch làm ẩm, độ đậm đặc của cồn là 10 – 25% sẽ làm sức căng bề mặt giảm xuống còn 35 – 45% dynes/cm. Trong dung dịch làm ẩm không cồn, sức căng bề mặt bị giảm xuống do có chất phụ gia là chất hoạt tính bề mặt.

Chất hoạt tính bề mặt hay các tác nhân hoạt động trên bề mặt, là các chất hữu cơ có khuynh hướng làm đặc ở mặt phân cách bởi vì cấu trúc có cực của phân tử. Ở tốc độ in cao, mặt phân cách của dung dịch làm ẩm được chà và được cấp lại một cách nhanh chóng. Các chất hoạt tính bề mặt phải được khuếch tán nhanh chóng để được lấp đầy lại bởi mặt phân cách khác. Số lượng các chất hoạt tính bề mặt trong dung dịch làm ẩm phải được làm cho ít đi trong suốt quá trình in. Nếu cho nhiều chất này vào mực sẽ làm tăng hiện tượng nhũ hoá.

CỒN
Khi đề cập đến hệ thống làm ẩm, thuật ngữ “cồn” có nghĩa là cồn isopropyl nguyên chất 98% (cồn isopropanol còn được viết tắt là IPA). Số lượng cồn isopropyl đòi hỏi trong dung dịch làm ẩm tuỳ thuộc vào hệ thống làm ẩm và điều kiện in, thông thường cồn chiếm thể tích từ 10 – 25% dung dịch làm ẩm, một số hệ thống làm ẩm mới nhất chỉ đòi hỏi khoảng 5% cồn. Thêm cồn vào dung dịch làm ẩm sẽ mang lại các lợi ích sau:

· Dễ dàng điều khiển quá trình in. Cồn giúp cho cân bằng mực nước nhanh hơn và ổn định hơn trong quá trình in. Do vậy, nó cho phép người thợ in có nhiều thời gian hơn để kiểm soát các khía cạnh khác của chất lượng in.
· Giảm bớt sức căng bề mặt của nước. Cồn là tác nhân làm ẩm. Vì cồn làm giảm sức căng bề mặt của nước, nên chỉ cần sử dụng một lượng nhỏ cồn cũng sẽ giúp làm ẩm các lô nước một cách đều đặn.
Một lớp mỏng dung dịch làm ẩm có cồn sẽ giữ cho vùng phần tử không in trên khuôn sạch sẽ. Cồn cũng giúp cho nước phủ đạt yêu cầu trên lớp mực ở các lô sắt hay lô cao su mà các lô này cung cấp cả mực và dung dịch làm ẩm cho khuôn in.

Tối ưu hóa đường truyền mực

Trên các dòng máy in offset tờ rời Heidelberg có trang bị các chức năng nhằm hỗ trợ cho việc tối ưu hóa đường truyền mực, mục đích làm tăng chất lượng in và độ đồng đều của sản phẩm. Các chức năng này gồm: Điều chỉnh thời điểm sàng; Điều chỉnh biên độ dao động lô sàng mực; Mở sàng lô mực chà bản cho từng đơn vị in.

Điều chỉnh thời điểm sàng

Do thời điểm đổi chiều của dao động các lô sàng mực, dao động của lô chấm mực, lô chà mực không truyền mực khi qua lồng máng của ống bản và các tác động khác mà hệ thống lô mực sẽ thay đổi lượng trữ mực theo chu kỳ. Thông thường thì khó nhận ra sự thay đổi này nhưng đối với những sản phẩm in nhạy cảm sẽ bị ảnh hưởng. Điển hình là dạng bài in sau:

Thay đổi thời điểm sàng là giải pháp cho trường hợp này, di chuyển vùng bị tác động ra khỏi vùng nhạy cảm trên tờ in

Chức năng thay đổi thời điểm sàng và biên độ sàng tự động thực hiện trên bàn điều khiển trung tâm, trong giao diện CP2000 là chức năng tùy chọn của máy in. Chúng ta phải trả tiền thêm mới mua được chức năng tự động này. Phần dưới đây mô tả cơ cấu và cách điều chỉnh thời điểm sàng trên máy in không có tùy chọn chức năng thay đổi thời điểm sàng và biên độ sàng tự động .
Theo truyền động của máy in sẽ kéo đĩa ngoài quay khi chạy máy. Trên đĩa này có khớp nối với tay đòn để tạo ra dao động cho các lô sàng mực. Vị trí cố định khớp nối liên quan đến thời điểm thay đổi chiều của dao động các lô sàng mực. Mỗi vòng tua máy tương ứng với một tờ in và tương ứng với một lần đổi chiều của dao động các lô sàng mực.
Vòng hiển thị trên đĩa chia làm hai phần: phần có mũi tên đen (1) và phần có mũi tên trắng (2). Mỗi phần được đánh số từ 0 đến 710, và tương ứng với một vòng tua máy

Cách điều chỉnh:

Nhấp máy cho tới khi vòng tròn của tay đòn (1) xuống vị trí thấp nhất.
Ghi nhận giá trị hiện thời trên vòng hiển thị.

Nới lỏng ốc khóa (2).

Nhấp máy tới – vùng đậm sẽ dời về cạnh đuôi tờ in.

Nhấp máy lùi – vùng đậm sẽ dời về cạnh nhíp tờ in.

Sau khi đặt đúng vị trí mong muốn thì khóa ốc (2).
Ví dụ:

Thời điểm sàng đang ở giá trị 0 phần màu trắng.

Thay đổi thời điểm sàng đến giá trị 200 phần màu trắng.

Vùng đậm sẽ dịch chuyển về phía đuôi tờ in khoảng 200mm

Tương quan giữa giá trị trên vòng hiển thị và vị trí vùng đậm trên tờ in tùy thuộc vào đặc điểm từng sản phẩm in cụ thể. Do đó mỗi khi điều chỉnh thời điểm sàng phải theo dõi hiệu ứng cụ thể trên tờ đang in.

Nghề in xuất phát từ đâu ?

Thời cổ đại, trước khi phát hiện ra giấy và nghề in ấn, tổ tiên chúng ta đã phải dùng những thanh tre, thanh gỗ để ghi chép lại và truyền bá văn hoá tri thức cho mọi người.

Vào thời Tây Hán, Trung Quốc đã bắt đầu phát minh ra giấy. Vì phương pháp sản xuất còn thô sơ, giấy hồi đó vẫn chưa được dùng để viết sách.
Đến thời Đông Hán, nhà phát minh Sái Luân, trên cơ sở của giấy Tây Hán, vào năm 105, đã cải tiến nghề làm giấy. Ông dùng vỏ cây, dây đay, vải rách… để làm nguyên liệu sản xuất giấy. Loại giấy này trong các sách cổ gọi là “Giấy Sài hầu”.
Sau khi giấy được phát minh và sử dụng rộng rãi, dần dần thay thế cho các thanh tre, thanh gỗ và các tấm vải để dùng viết sách. Nhưng thời đó, vẫn chưa phát minh ra nghề in. Một cuốn sách muốn trở thành nhiều cuốn khác phải tốn rất nhiều công sức, thời gian, ảnh hưởng đến việc phổ cập và truyền bá văn hoá. Tổ tiên ta đã tích cực tìm cách, mày mò sáng tạo, cuối cùng đã hoàn thành công trình truyền bá văn hoá – nghề in an đã được phát minh.
Khởi nguồn của nghề in, trước hết phải nói đến là các con dấu và bia khắc. Con dấu là các hình và chữ khắc trên ngọc, gỗ hoặc đá. Chúng xuất hiện sớm nhất vào thời Xuân thu Chiến quốc. Theo “Sử Ký”, sau khi Tần Thuỷ Hoàng thống nhất Trung Quốc, muốn chiến công của mình được lưu lại muôn đời, ông đã cho khắc vào bia đá ở nhiều nơi. Năm 175, theo đề nghị của nhà học giả Sái Ung, Hoàng đế đã sai khắc “Ngũ kinh” của đạo Nho vào bia đá, để các học sinh viết theo. Hai trăm năm sau, có người đã phát minh ra phương pháp “vỗ” vào bia đá, tạo ra ấn phẩm đầu tiên trên thế giới.
Việc sử dụng con dấu và đá khắc lâu dài đã tạo điều kiện cho nghề in ra đời. Tổ tiên ta khi sử dụng con dấu, vẫn phải bôi lên mặt con dấu một lớp bùn in mỏng, gọi là “phong nê” (phủ bùn). Từ sự gợi ý của con dấu, người ta khắc những trang sách lên tấm gỗ giống như khắc những con dấu, rồi đem in. Bản in cổ nhất theo cách này còn lưu lại đến bây giờ là cuốn “Kinh Kim Cương” vào năm Hàm Thông thứ 9 đời nhà Đường, tức năm 868.

Phát minh in an bằng bản khắc đã đưa nghề in tiến bộ thêm một bước lớn, nhưng việc in một cuốn sách vẫn mất quá nhiều thời gian, và cần phải cải tiến. Trải qua rất nhiều cố gắng của nhiều người, đến đời Tống, Tất Thăng đã phát minh ra lối in chữ rời. Ông đã lấy keo đất làm thành các phôi theo cùng một quy cách. Mỗi đầu khắc chữ ngược, bỏ vào lò nung cho cứng lại, thế là thành các chữ rời (bằng sứ). Chữ rời được xếp thành bảng, dùng một khung ván bằng sắt, trước hết quét lên ván sắt một lớp sáp và nhựa thông, sau đó nhặt một chữ rời xếp vào trong khung. Xếp đầy một khung làm thành một bản. Sau đó hơ lên lửa, sáp và nhựa thông sẽ chảy ra, người ta lại lấy mặt ván phẳng ép lên, sáp và nhựa thông đông cứng lại, chữ rời sẽ bám chặt vào ván sắt, lúc này chúng ta có thể quét mực đặt giấy, lăn ép để in. Phát minh này sau đó đã được cải tiến lên với các chữ rời bằng đồng, bằng chì…

Nghề in của Trung Quốc phát minh đã góp phần đẩy mạnh sự phát triển văn hoá trên toàn thế giới. Ngày nay, nghề in ấn càng hoàn thiện cùng với trình độ khoa học hiện đại.

In offset bước đột phá lớn

Thời gian là tiền bạc. Các hợp đồng in an càng ngày càng được chờ đợi hoàn thành trong thời gian nhanh hơn và tất nhiên là không cho phép giảm chất lượng. In kỹ thuật số tự nó cũng đã thay đổi sự chờ đợi của khách hàng in đối với thời gian hoàn thành một hợp đồng in bất kể đó là một hợp đồng lớn hay nhỏ. Hệ thống truyền mực ngắn Anicolor mới cho phép giảm tới 90% giấy phế phẩm tuỳ theo sản phẩm in khi so sánh với các hệ thống hiện tại. Trong nhiều trường hợp tờ in thứ 20 hay thậm chí tờ thứ 50 cũng có chất lượng tốt như tờ thứ 200 mà không cần điều chỉnh các vùng mực in.
Nếu ta nhanh chóng đạt được sự chồng màu – điều dễ dàng đạt được với hệ thống lên bản tự động Autoplate và đục lỗ bản in- thì hệ thống này cho phép có được sự tiết kiệm thời gian và giấy mà không ai có thể tin là có thể đạt được trên máy in offset khi hoạt động trong các điều kiện thông thường. Nếu ta không in các tài liệu có dữ liệu biến thiên (variable data), trường hợp cũng không phổ biến lắm, thì máy in offset này là máy in được lựa chọn đầu tiên cho sản xuất . Khi không phải điều chỉnh các khóa mực với hệ thống truyền mực ngắn Anicolor thì thời gian chuẩn bị máy có thể được rút ngắn khoảng 40% tăng thời gian máy sẵn sàng lên 25 %.

Tính cách mạng trong giải pháp : Anicolor là một minh chứng cho các kết quả tiên phong đạt được bởi bộ phận nghiên cứu và phát triển của Heidelberg. Tính cách mạng thật sự trong công nghệ này là từ trước tới nay mọi người đều không tin với hệ thống truyền mực Anilox và làm ẩm thì không thể đạt chất lượng in cao, nhưng các nhà nghiên cứu của Heidelberg với kinh nghiệm và kiến thức của mình đã có giải pháp cho tất cả. Nay chúng ta có một hệ thống truyền mực có khả năng truyền mực xuất sắc và rất nhanh chóng khi thay đổi hợp đồng in. Tất cả các điều này có được khi sử dụng mực in offset thông thường. Sự quan tâm đến kỹ thuật này rất lớn và sự thành công về mặt thương mại là điều được chờ đợi. Heidelberg đã có một thành công lớn về mặt chế tạo và dự báo kỹ thuật này sẽ có ảnh hưởng to lớn. Sẽ không bất ngờ nếu thấy máy in Speedmaster 52 và Anicolor tại triển lãm Ipex tại Birmingham vừa qua đã có một sự quan tâm lớn như thế nào khi lần đầu tiên triển lãm trước công chúng.

Tại sao ta lại phải cải tiến một máy in mà bản thân nó đã là máy in tốt nhất trong hạng của nó ? Câu trả lời thật đơn giản- các nhà in hiện đại phải luôn luôn làm việc với tính kinh tế cao hơn. Đó là lý do Heidelberg bắt đầu sản xuất Anicolor từ tháng 12 năm 2006 cho máy in với bốn đơn vị in, lý tưởng cho các công việc in bốn màu. Một thời gian dài đã qua kể từ khi máy in đầu tiên được cung cấpcho khách hàng trên thế giới. Cho việc in màu pha Heidelberg muốn thu thập nhiều hơn nữa các kinh nghiệm tại các cơ sở thử nghiệm thực tế trước khi đưa vào sản xuất hàng loạt.
Một đặc tính tuyệt với khác của máy in này là với trục lưới Anilox sẽ luôn truyền một lớp mực in có độ dày đều đặn trên toàn bộ tờ in hay so giữa tời in này với tờ in khác. Một điều kiện lý tưởng cho việc tiêu chuẩn hóa trong in. Trong quá khứ Heidelberg đã làm rất nhiều điều trong lĩnh vực tiêu chuẩn hoá chế bản và bây giờ là máy in. Nếu bạn có một nhà cung cấp mực in đáng tin cậy và có thể tiêu chuẩn hóa mực in thì chu trình sản xuất của chúng ta sẽ hoàn hảo. Một hệ thống CtP bảo đảm bản in có chất lượng cao là một khuyến cáo.

Nguyên lý hoạt động
Hệ thống truyền mực rất ngắn chỉ gồm có 2 lô sẽ rất nhanh chóng cung cấp mực lên bản kẽm. Nó bao gồm một lô anilox và một lô truyền mực, cả hai có cùng đường kính với ống bản. Mỗi vòng quay lô truyền cung cấp mực lên bản một lần. Với bất kỳ hệ thống mực nào thì điều quan trọng là lượng mực cung cấp phải đủ. Điều này xác địch chất lượng của hệ thống cấp mực. Với Anilocolor thi đó là chất lượng của lô Anilox , do bề mặt có các đường rãnh mịn nó có thể cung cấp nhiều mực hơn là các lô có bề mặt nhẵn. Ngoài ra máng mực với dao gạt luôn luôn tiếp xúc với lô và không có lô máng. Khi đó một lượng mực cố định luôn được cung cấp, lượng mực dư được gạt lại bởi dao gạt phía dưới. Cũng cần phải nhắc lại là lô truyền mực được tái cấp mực mỗi vòng quay và do nó có đường kính bằng với ống bản nên không bao giờ có hiện tượng bóng ma (ghosting).

Tính kinh tế cao kể cả khi in số lượng ít : Anicolor cho phép người dùng in với giá thành hạ cho cả khi in số lượng nhiều hay ít và dĩ nhiên trong các điều kiện in ấn bình thường. Anicolor cho phép sử dụng các loại mực in và bản in thông thường vì có hệ thống làm ẩm liên tục được tích hợp sẵn. Bản in có thể đươc cung cấp bởi các hệ thống CtP hiện có .Hệ thống cung cấp mực, đổi mực in và làm vệ sinh rất dễ dàng và thân thiện. Máng mực có thể được làm đầy với một nút bấm khi sử dụng hệ thống bơm bán tự động Handyfill. Trong khi thay mực bạn có thể thay dao gạt, tất cả các lô được làm vệ sinh tự động hoàn toàn điều khiển thông qua trung tâm CP2000.

Với Anicolor Heidelberg nhắm đến các nhà in có tỷ lệ cao các sản phẩm in tiêu chuẩn. Một trường hợp lý tưởng là các công việc in ấn trên mạng. Khi đó tất cả các yêu cầu của khách hàng được thống nhất thông qua chế bản và cùng lúc đó khách hàng cũng muốn có cùng một chất lượng cho các đơn đặt hàng lặp lại. Quá trình sản xuất in sẽ diễn ra dễ dàng và lợi nhuận cao kể cả khi phải in bổ xung với số lượng thấp. Máy in SM 52 với Anicolor là một sự bổ xung tốt cho các máy in khác, với cách đó chúng ta có thể cung cấp các sản phảm in hoàn chỉnh với tỷ lệ lợi nhuận tốt với giá cạnh tranh ngay cả khi với số lượng in thấp.

Kết luận:Với Anicolor , Heidelberg đã làm cho in ấn offset trong lãnh vực in nhanh trở nên kinh tế hơn. Với hệ thống truyền mực ngắn , một thiết kế mang tính đột phá, là một phiên bản mới của máy in Speedmaster SM 52 bốn màu thì Anicolor không những giảm thiểu thời gian chuẩn bị máy, giảm phế phẩm tới mức tối thiểu mà còn dễ dàng sử dụng cũng như dùng các loại vật tư tiêu chuẩn. Lần đầu tiên tại vùng Đông Nam Á, máy in Anicolor sẽ được trình diễn trong Printscape tại Kuala Lumpur Malaysia từ 20 đến 22 tháng 10 nhằm đưa kỹ thuật này đến với các nhà in trong vùng. Đã đến lúc khám phá các khả mới của Anicolor và ứng dụng vào thực tiễn kinh doanh và sản xuất in tại Việt nam.

Đặc điểm của quảng cáo

Quảng cáo là hình thức truyền thông phải trả tiền;
Bên trả phí quảng cáo là một tác nhân được xác định;
Nội dung quảng cáo tạo nên sự khác biệt của sản phẩm, nhằm thuyết phục hoặc tạo ảnh hưởng tác động vào đối tượng;
Quảng cáo được chuyển đến đối tượng bằng nhiều phương tiện truyền thông khác nhau;
Quảng cáo tiếp cận đến một đại bộ phận đối tượng khách hàng tiềm năng;
Quảng cáo là một hoạt động truyền thông marketing phi cá thể.
[sửa]

Các loại hình quảng cáo

Quảng cáo thương hiệu (brand advertising);
Quảng cáo trực tuyến (online advertising);
Quảng cáo địa phương (local advertising);
Quảng cáo chính trị (political advertising);
Quảng cáo hướng dẫn (directory advertising);
Quảng cáo phản hồi trực tiếp (direct-respond advertising);
Quảng cáo thị trường doanh nghiệp (Business-to-business advertising);
Quảng cáo hình ảnh công ty (institution advertising);
Quảng cáo dịch vụ công ích (public service advertising)
Quảng cáo tương tác (interact advertising)